Lâu nay cứ nhắc tới ẩm thực Hội An là người ta lặp đi lặp lại điệp khúc cao lầu, cơm gà, bánh mì bà Phượng, điệu đà hơn có bánh hoa hồng trắng thường được bày bán trong khu phố cổ. Nhưng Hội An đâu chỉ có 2km vuông trong trung tâm. Tổng diện tích đô thị cổ gấp 30 lần con số đó, chưa kể rất nhiều những ngôi làng nghề vùng ven khiến cho mỗi du khách khi ghé đến Hội An lại có một trải nghiệm ẩm thực
Nói về chuyện ăn ở đây, mới nghe thì đơn giản nhưng mà hỏi ra mới thấy hết công phu. Món ăn ngon không chỉ là nguyên liệu mà còn là cái cách bày trí ra đĩa, xa hơn nữa là đầu mối nguyên liệu và phương cách chế biến lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhưng quan trọng nhất là món ăn phải được nấu với tất cả sự từ tốn chứ không phải là cái kiểu “rẹt đùng” của mấy nhà hàng phục vụ lớp lớp xe ca
Chỉ với một nguyên liệu có thể tìm thấy ở bất kì khu chợ nào là quả cà tím và vài cọng hành lá mướt xanh, người Hội An có nhiều cách để biến tấu nó. Phổ biến nhất là hấp cà thật chín, đập dẹp rồi cho lên chảo dầu chiên sơ, sau đó từ tốn rưới nước sốt mắm đường và lật trở hai mặt sao cho thật thấm. Còn ở một quán chay tên An Niệm trên đường Nguyễn Duy Hiệu, người chủ lại cắt cà tím thành từng khoanh nhỏ, sau bỏ vào cái thố giống như thố người ta chưng cá bống, um đều với xì dầu và vài nguyên liệu khác. Cứ chầm chậm mà um, lửa cũng khoan thai mà người nấu cũng không vội vã. Tầm mươi phút sau, khi cà đã chín vừa, đầu bếp sẽ đặt cả thố lên miếng gáo dừa nhỏ rồi dọn ra mời khách ăn kèm cơm trắng.
Khách đợi đã nẫu ruột, chẳng chần chừ mà mở thố cà ra, thì ôi chao cái hương thơm điếc mũi chỉ chờ có thế đột ngột làm thức dậy những khứu giác nãy giờ ngủ quên vì chờ đợi.
Nói về chuyện ăn ở đây, mới nghe thì đơn giản nhưng mà hỏi ra mới thấy hết công phu. Món ăn ngon không chỉ là nguyên liệu mà còn là cái cách bày trí ra đĩa, xa hơn nữa là đầu mối nguyên liệu và phương cách chế biến lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhưng quan trọng nhất là món ăn phải được nấu với tất cả sự từ tốn chứ không phải là cái kiểu “rẹt đùng” của mấy nhà hàng phục vụ lớp lớp xe ca.
Chỉ với một nguyên liệu có thể tìm thấy ở bất kì khu chợ nào là quả cà tím và vài cọng hành lá mướt xanh, người Hội An có nhiều cách để biến tấu nó. Phổ biến nhất là hấp cà thật chín, đập dẹp rồi cho lên chảo dầu chiên sơ, sau đó từ tốn rưới nước sốt mắm đường và lật trở hai mặt sao cho thật thấm. Còn ở một quán chay tên An Niệm trên đường Nguyễn Duy Hiệu, người chủ lại cắt cà tím thành từng khoanh nhỏ, sau bỏ vào cái thố giống như thố người ta chưng cá bống, um đều với xì dầu và vài nguyên liệu khác. Cứ chầm chậm mà um, lửa cũng khoan thai mà người nấu cũng không vội vã. Tầm mươi phút sau, khi cà đã chín vừa, đầu bếp sẽ đặt cả thố lên miếng gáo dừa nhỏ rồi dọn ra mời khách ăn kèm cơm trắng.
Khách đợi đã nẫu ruột, chẳng chần chừ mà mở thố cà ra, thì ôi chao cái hương thơm điếc mũi chỉ chờ có thế đột ngột làm thức dậy những khứu giác nãy giờ ngủ quên vì chờ đợi.
Với người mê hải sản thì An Bàng Beach Village là một quán hay, những bức tường tổ ong, trần lắp đèn lồng phố Hội, ghế ngồi toàn bộ làm bằng tre và đến tối, ông chủ thắp thêm vài cây nến sáp lên tường cho thêm phần mờ ảo. Khách không biết chọn món gì, nhanh nhất là nhờ ông chủ gợi ý. Giống như ở các nước phương Tây, quán này cũng có những “thực đơn của ngày” phụ thuộc phần nhiều vào may mắn đánh bắt của nhà cung ứng.
Sáng nay chị nhà mua được vài còn cá cờ – “Cá cờ là cá gì?” chị khách Sài Gòn giọng thỏ thẻ. “Ngon lắm em. Mà không biết giải thích răng, thôi anh làm phần nhỏ em ăn, ngon ăn tiếp, dở thì dừng nhe.”
au vài mươi phút xột xoạt trong bếp, thấy chủ quán bưng ra một cái liễn nghi ngút khói, bên trong đầy những rau dưa – măng, cải ngâm muối, dưa giá, đậu bắp và tất nhiên vài khoanh cá cờ thấm tháp, ngó thèm. Ăn được vài miếng, chị vợ Sài Gòn liên tục “Lạ hen. Khác trong mình hen.” Còn anh chồng Việt kiều Mỹ xưa gốc gác đâu Điện Bàn, Điện Ngọc (Quảng Nam) bỗng dưng trầm ngâm – vừa ăn vừa nhìn xa xôi như thể đang bận nhớ lại những bữa cơm nhà thủa nhỏ.
Trong một lần nói chuyện với đám bạn nước ngoài du lịch Hội An, tôi tình cờ phát hiện những ký ức ăn uống khiến họ nhớ nhất chẳng phải là trải nghiệm nơi mấy nhà hàng có giá tính bằng đô, mà chính là những lúc được thử nghiệm cái món “vắng mặt trong các thực đơn nhà hàng”. Nhớ nhất là câu chuyện của nhóm bạn người Pháp trên đường đạp xe đi thăm cây cầu tre dài nhất Việt Nam được bà chủ quán mời ngủ trưa ngay giữa nhà, trên một chiếc chiếu do chính tay bà đan lát.
“Có cái “nhà hàng” nào trên thế giới mời bạn ở lại ngủ trưa như ở cái quán giữa những cánh đồng xanh ấy đâu chứ” – bạn tôi hào hứng mãi mỗi lần kể chuyện ăn uống ở Hội An. Nhưng có một điều mà bạn không biết đó là nếu hôm ấy bạn tôi cũng vội vã rời đi ngay sau khi ăn mì, thay vì nán lại chuyện trò, hỏi han, chắc chắn bà chủ đã chẳng mời bạn ở lại rồi.
Bí quyết ăn ngon ở Hội An thật ra vô cùng đơn giản: hãy đạp xe xa khỏi những đông đúc, và để cái duyên đời dẫn lối.
Theo Trang Ami/wanderlusttips